Nhất quỷ-nhì ma-thứ ba là học sinh A8-Cầu Giấy
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn học sinh A8-THPT Cầu Giấy
hscaugiay.no1.vn
hscg.good.to
hscg.cc.to
Click "Do not dislay" nếu bạn là khách

Join the forum, it's quick and easy

Nhất quỷ-nhì ma-thứ ba là học sinh A8-Cầu Giấy
Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn học sinh A8-THPT Cầu Giấy
hscaugiay.no1.vn
hscg.good.to
hscg.cc.to
Click "Do not dislay" nếu bạn là khách
Nhất quỷ-nhì ma-thứ ba là học sinh A8-Cầu Giấy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Kiếm tiền 50 USD 1 tháng,đăng kí ngay
Free money making opportunity
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Top posters
lovelanthu10 (90)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
amin12 (82)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
ngocizzi (75)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
xitru123 (53)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
XemDjjjj (39)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
thatlavl9x (36)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
Admin (32)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
hoangtu (25)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
daicamanu (23)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 
jackychanPRO (18)
Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_lcapMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Voting_barMột câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Vote_rcap 

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 28 người, vào ngày Thu Mar 02, 2023 9:11 am

Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2

Go down

Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2 Empty Một câu chuyện cảm động về một cô bé 16 tuổi (xin hãy dành một ít phút để đọc entry ==phan 2

Bài gửi by great Thu May 07, 2009 2:41 pm

Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em
Những người anh lại lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.
Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.
Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.
Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.
Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt giường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó vụ mùa bội thu, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản thu nhập như cô mong muốn.
Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhà, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hoè, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thuỷ ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.
Hàng ngày, sau mỗi bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.
Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩ vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.
Xuân Linh khuyên anh thế này:
- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.
Ngày anh ba lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:
- Đây là 80 tệ, đây là tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.
Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.
Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ 4 đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.
Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên giường:
- Các con phải báp đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.
Tình thân vĩnh viễn
Trong công việc nhà nông bận rộn, Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Người anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ vào Thạc sĩ của trường.
Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ qua kỳ thì cao đẳng, được Học viện Y Đông y Sơn Đông nhận vào học.
Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, người già nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: "Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!" Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: "Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!". Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy, bà nội nhắm mắt và an lành lìa đời.
Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: "Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời."
Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng cô, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có mở tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương ở với bà cho sung sướng, bà hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.
Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô!
Bố dượng cô biết con gái khó xử, khuyên cô:
- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào!
Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước giường bệnh của bố:
- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi!
Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.
Cô ở lại chống chọi gia đình này. Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn thân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu.
Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Trên đường đi, lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.
Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đã bệnh liệt giường từ đó, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.
Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.
Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: "Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em."
Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.
Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.
Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cũng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.
Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:
"Em, là một đoá hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.
Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như hoạ, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.
Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái sơn..."
Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.
Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là "Câu chuyện của chúng tôi" để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.
great
great
Private: Binh nhì
Private: Binh nhì

Join date : 05/05/2009
Age : 30
Đến từ : Ha noi---THPTCau giay

http://360.yahoo.com/ken_ji_ou

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết